KỸ NĂNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CHO HS LỚP 3

TRẦN THỊ THANH HUYỀN - NGUYỄN THỊ MINH HOÀI - NGUYỄN HỮU TÂM

       KỸ NĂNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CHO HỌC SINH LỚP 3
MỤC LỤC
PHƯƠNG TIỆN BÁO CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
CÁC CHẤT VÀ VẬT DỤNG CÓ THỂ CHỮA CHÁY
MỘT SỐ KĨ NĂNG CHỮA CHÁY ĐƠN GIẢN
Ý THỨC PHÒNG TRÁNH CHÁY NỔ HẰNG NGÀY
.................................
........................
...............................
........................
........................................................................................................
4 8
12
16
21
BÀI 1.
BÀI 2.
BÀI 3.
BÀI 4.
PHỤ LỤC
2
Cháy nổ là một trong những mối nguy hiểm hàng đầu đe doạ
sự an toàn của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, nhiều
nguyên nhân gây ra cháy nổ là do trẻ em nghịch lửa hoặc thiếu
kiến thức về an toàn phòng cháy và chữa cháy. Vì vậy, việc tăng
cường giáo dục an toàn phòng cháy và chữa cháy cho học sinh
tiểu học là nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện ngay.
Bộ sách “Kĩ năng phòng cháy và chữa cháy cho học sinh
tiểu học” được biên soạn nhằm giúp học sinh nắm vững một số kiến
thức cơ bản về phòng cháy và chữa cháy, nâng cao ý thức phòng
chống cháy nổ, nâng cao khả năng tự cứu và chăm sóc bản thân,
từ đó đảm bảo an toàn sức khoẻ và tính mạng cho các em.
Hi vọng bộ sách sẽ là tài liệu thiết thực, góp phần hỗ trợ giáo
viên và học sinh trong công tác dạy - học về phòng cháy chữa
cháy trong nhà trường, là cẩm nang hỗ trợ phụ huynh trong việc
cung cấp kiến thức và nâng cao ý thức phòng cháy và chữa cháy
của con em mình.
Mặc dù rất cố gắng trong việc biên soạn nhưng khó tránh
khỏi những sơ suất ngoài ý muốn. Nhóm tác giả mong nhận được
những ý kiến đóng góp từ quý phụ huynh, các thầy cô và các em
học sinh để sách được tốt hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng gửi
về hộp thư điện tử banbientap@phuongnam.edu.vn.
Các tác giả
LỜI NÓI ĐẦU
3
PHƯƠNG TIỆN BÁO CHÁY
VÀ CHỮA CHÁY
– Nhận biết được các phương tiện báo cháy;
– Biết được các phương tiện chữa cháy.
1 TÌM HIỂU NỘI DUNG
a. Quan sát các hình sau để nhận biết một số phương tiện báo cháy
và công dụng của chúng.
Đầu báo cháy
- Giúp phát hiện có khói,
có đám cháy.
- Thường được gắn trên
trần nhà.
Nút nhấn khẩn cấp
- Nhấn nút khi phát hiện có
cháy để báo động cho mọi
người biết.
- Thường gắn tại hành lang,
những nơi dễ nhìn thấy.
Chuông báo cháy
- Phát ra tiếng kêu lớn để
thông báo có đám cháy.
- Thường được gắn trong
phòng ngủ, phòng bếp,
cầu thang, hành lang…
MỤC TIÊU
BÀI 1
Đèn báo cháy
- Sáng đỏ cùng lúc chuông kêu,
giúp thông báo có đám cháy.
- Thường được đặt trên nút nhấn
khẩn cấp và những nơi dễ nhìn thấy.
4
b. Quan sát các hình sau để nhận biết một số phương tiện chữa cháy
thông dụng và công dụng của chúng.
Tủ chữa cháy
- Dùng để cất giữ những
thiết bị chữa cháy như
vòi chữa cháy, búa thoát
hiểm, bình chữa cháy,...
- Thường đặt tại hành lang,
tầng hầm.
Cát chữa cháy
Được chuẩn bị trong các
thùng, dùng để đổ trực tiếp lên
đám cháy.
Bình chữa cháy
- Trong bình chứa khí hoặc
bột có khả năng dập tắt
lửa, dùng để xịt trực tiếp
vào đám cháy.
- Để ở những nơi dễ thấy,
khô ráo, thoáng mát như:
cầu thang, gần cửa chính,
cửa phòng.
Trụ chữa cháy
- Có nhiệm vụ cấp nước
cho nhân viên cứu hoả để
chữa cháy.
- Thường đặt ở các tuyến
đường, nơi có nhiều người
sinh sống, hay có các cơ sở
sản xuất.
Chăn chữa cháy
(chăn chiên)
Dùng để nhúng nước, chụp
lên đám cháy để dập lửa.
5
2 THỰC HÀNH
a. Nối hình các phương tiện báo cháy với công dụng của chúng.
b. Em hãy điền những từ in nghiêng dưới đây vào chỗ trống thích hợp.
c. Tổ chức tham quan thực tế, tìm hiểu một số thiết bị, phương tiện
báo cháy và chữa cháy trong trường.
tủ chữa cháy, bình chữa cháy,
trụ chữa cháy, chăn chữa cháy, cát chữa cháy
Dùng để chụp lên đám cháy: ............................................................................
Dùng để cất giữ những thiết bị chữa cháy: .....................................................
Dùng để xịt vào đám cháy: ................................................................................
Dùng để cung cấp nước chữa cháy:................................................................
Dùng để đổ lên đám cháy: ................................................................................
Thông báo có cháy xảy ra.
Phát hiện đám cháy.
Báo động cho mọi người biết có cháy.
6
3 VẬN DỤNG
4 MỞ RỘNG
Em hãy ghi chép lại tên một số phương tiện báo cháy và chữa cháy có tại
nơi em ở, hoặc trong siêu thị, toà nhà cao tầng,… mà em quan sát được.
Ngoài các phương tiện chữa cháy đã được học, chúng ta cùng khám
phá thêm một số trang phục bảo hộ phòng cháy và chữa cháy:
1..........................................................................................................................................
2..........................................................................................................................................
3..........................................................................................................................................
4..........................................................................................................................................
5..........................................................................................................................................
6..........................................................................................................................................
7..........................................................................................................................................
Mũ chữa cháy
Quần áo chữa cháy
Găng tay chữa cháy
Ủng chữa cháy
7
CÁC CHẤT VÀ VẬT DỤNG
CÓ THỂ CHỮA CHÁY
- Nhận biết được các chất có thể chữa cháy.
- Nhận biết được các vật dụng có thể chữa cháy.
MỤC TIÊU
1 TÌM HIỂU NỘI DUNG
a. Quan sát các hình sau để nhận biết các chất có thể chữa cháy và
công dụng của chúng.
Nước
Là chất chữa cháy thông dụng, tuy nhiên
không dùng nước để chữa các đám cháy
xăng dầu vì sẽ làm đám cháy lan rộng.
Bọt chữa cháy
có tác dụng chữa các đám cháy chất lỏng
như xăng dầu.
Cát
Cát dùng để chữa những đám cháy nhỏ,
đơn giản, kể cả cháy do xăng dầu.
BÀI 2
8
Khí CO
2
Là khí được sử dụng chữa cháy trong nhà,
máy móc, thiết bị điện,...
Bột khô
Là bột màu trắng, khô, được dùng để
chữa cháy chất rắn, lỏng, khí, kim loại.
b. Quan sát các hình sau để nhận biết các vật dụng có thể chữa cháy
và công dụng của chúng.
Chăn chiên chữa cháy
- Thường được làm từ sợi cotton, dễ
thấm nước.
- Khi có đám cháy, nhanh chóng
nhúng chăn vào nước, rồi chụp chăn
lên đám cháy để dập lửa.
Bình chữa cháy khí
- Gồm 3 phần:
Thân bình màu đỏ.
Van bóp trên miệng bình.
Vòi phun lớn.
- Dùng để xịt trực tiếp vào đám cháy có các
máy móc, thiết bị điện,...
vỏ bình
vòi phun
lớn
van bóp
9
2 THỰC HÀNH
Em vẽ sơ đồ và ghi tên các chất, vật dụng có thể chữa cháy mà em biết.
CHẤT CHỮA CHÁY
VẬT DỤNG CHỮA CHÁY
Bình chữa cháy bột
- Gồm 3 phần:
Thân bình màu đỏ.
Van bóp trên miệng bình.
Vòi phun nhỏ.
- Ngoài ra còn có đồng hồ đo áp suất.
- Dùng để xịt trực tiếp vào đám cháy
chất rắn, lỏng, khí, kim loại.
van bóp
vỏ bình
vòi phun nhỏ
đồng hồ
đo áp suất
10
3 VẬN DỤNG
4 MỞ RỘNG
a. Nếu trong gia đình có thắp nhang thờ cúng, không may làm cháy khăn
trải bàn thờ, ta có thể chữa cháy bằng cách nào?
b. Khi ủi quần áo bất cẩn gây cháy, ta có những cách nào để dập lửa?
c. Nếu xe máy không may bị cháy, ta có nên sử dụng bình chữa cháy khí
không, hay sử dụng phương tiện nào khác để chữa cháy?
Hiện nay có 2 loại bình chữa cháy phổ biến là:
- Bình chữa cháy dạng khí, có kí hiệu chữ CO2 trên bình.
- Bình chữa cháy dạng bột, có kí hiệu chữ Powder trên bình.
Em hãy khoanh tròn kí hiệu chất chữa cháy trên mỗi bình, rồi nối các loại bình
với tên phù hợp.
Bình chữa cháy dạng khí Bình chữa cháy dạng bột
11
MỘT SỐ KĨ NĂNG
CHỮA CHÁY ĐƠN GIẢN
Nắm được các bước xử lí khi có cháy xảy ra.
Nắm được các kĩ năng chữa cháy đơn giản và
thực hành các kĩ năng đó.
--
MỤC TIÊU
1 TÌM HIỂU NỘI DUNG
Bước 1 (B1): Bình tĩnh, xác định nhanh nơi xảy ra cháy.
Bước 2 (B2): Báo động, hô to cho mọi người biết hoặc nhấn chuông báo cháy,…
Bước 3 (B3): Ngắt điện toàn khu vực bị cháy.
Bước 4 (B4): Gọi điện thoại tới số 114 để báo cháy.
Bước 5 (B5): Sử dụng các phương tiện chữa cháy có sẵn tại chỗ để dập tắt
đám cháy (bình chữa cháy, chăn chữa cháy, cát, nước,…).
a. Quan sát các hình sau hoặc đọc thông tin dưới đây để biết được các
bước xử lí khi gặp đám cháy:
! Lưu ý: không dùng nước chữa cháy khi chất cháy là dầu, xăng,…
B3
114
B4 B5
BÀI 3
B1 B2
12
b. Đọc thông tin và quan sát các hình ảnh dưới đây để biết được một số
kĩ năng chữa cháy đơn giản:
b3. Cách sử dụng bình chữa cháy:
b1. Cách sử dụng chăn chữa cháy:
Khi phát hiện ra cháy, nhúng chăn vào nước để sợi bông nở ra.
Khi dập lửa, hai tay cầm chắc hai góc của tấm chăn, giơ cao lên
phía trước che mặt mình rồi nhanh chóng phủ lên đám cháy.
b2. Cách sử dụng cát chữa cháy:
Cát chữa cháy thường kết hợp thùng đựng cát và xẻng xúc cát.
Để dập đám cháy, ta dùng xẻng xúc cát đổ trực tiếp vào đám
cháy để dập lửa.
Lưu ý:
Chỉ dừng lại khi lửa đã tắt hoàn toàn.
Khi dùng bình khí, không được để bắn lên người, vì
sẽ gây ra bỏng lạnh rất nguy hiểm.
!
1 2 3
Dùng ngón tay
kéo chốt an toàn
Hướng vòi phun về phía ngọn lửa
và giữ khoảng cách an toàn
Nắm chặt đòn bẩy
để phun
Lưu ý: Chăn chiên và cát chữa cháy chỉ sử dụng
trong các trường hợp có đám cháy nhỏ xảy ra.
!
13
2 THỰC HÀNH
a. Em đánh số thứ tự các bước chữa cháy trong những trường hợp sau:
b. Tổ chức diễn tập chữa cháy tại trường bằng các cách đã được học:
bằng cát, chăn chữa cháy và bình chữa cháy xách tay.
Em hãy hỏi người thân, bạn bè để xem mọi người đã biết về những
kĩ năng chữa cháy đã học hay chưa.
Nếu biết, cùng nhau nhắc lại những kiến thức đó để nhớ sâu hơn.
Nếu chưa, hãy hướng dẫn lại cho mọi người cùng biết.
Dùng chăn chữa cháy
Dùng bình chữa cháy
3 VẬN DỤNG
14
4 MỞ RỘNG
Em hãy xem các hình ảnh hoặc đọc các thông tin sau đây để ghi nhớ
những chú ý cần thiết khi sử dụng bình chữa cháy.
Để bình chữa cháy ở nơi khô ráo, thoáng
mát, tránh ánh nắng trực tiếp, đồng thời
phải là nơi dễ nhìn thấy.
Tuyệt đối không được phun trực tiếp vào
người, vì sẽ bị bỏng lạnh rất nguy hiểm.
Không cầm trực tiếp vào vòi phun, vì
cũng gây phỏng lạnh cho tay.
Không nghịch bình chữa cháy, hoặc
dùng bình chữa cháy để đùa giỡn.
Bình chữa cháy chỉ dùng được 1 lần,
dù không dùng hết thì bình cũng sẽ bị
xì ra hết. Vì vậy, khi đã dùng xong hãy
mang tới các cơ sở để nạp bình.
15
Ý THỨC PHÒNG TRÁNH
CHÁY NỔ HẰNG NGÀY
- Biết được một số nguyên nhân gây cháy nổ
hằng ngày;
- Có ý thức phòng tránh cháy nổ hằng ngày.
MỤC TIÊU
1 TÌM HIỂU NỘI DUNG
a. Quan sát các hình sau để biết được một số nguyên nhân có thể gây
cháy nổ hằng ngày:
b. Trao đổi với các bạn những tác hại do cháy nổ gây ra.
Khí ga
Bị rò rỉ ga.
Quên tắt bếp ga
sau khi sử dụng.
Thiết bị điện
Sử dụng không đúng
cách các thiết bị điện:
tủ lạnh, lò vi sóng, ổ cắm
điện, đồ sạc pin,…
Lửa
Dùng bật lửa.
Dùng đèn cầy.
Thắp nhang.
Làm mất tài sản;
Ảnh hưởng sức khoẻ;
Làm người bị thương;
Ảnh hưởng môi trường;
Có thể gây tử vong,...
TÁC HẠI
DO CHÁY NỔ
GÂY RA
NGUYÊN NHÂN GÂY CHÁY
BÀI 4
16
c. Đọc các thông tin dưới đây để nâng cao ý thức phòng tránh để không
xảy ra cháy nổ.
Cháy nổ rất nguy hiểm, vì vậy em cần có ý thức phòng tránh cháy nổ
mọi lúc mọi nơi, nhất là trong cuộc sống hằng ngày.
Trước tiên, em cần nhận thức được rằng,
việc phòng cháy là trách nhiệm của mỗi
người, không phân biệt người lớn hay
trẻ em.
Luôn cảnh giác và nâng cao ý thức phòng
tránh cháy nổ của bản thân, đồng thời
tuyên truyền cho mọi người cùng biết để
thực hiện.
Để có kĩ năng phòng cháy, em cần tự
giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm túc
các quy định về phòng chống cháy nổ
trong cuộc sống.
17
Nắm vững kiến thức cơ bản về phòng cháy,
đồng thời biết cách sử dụng một số dụng
cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy
thông dụng.
Khi phát hiện có cháy xảy ra, bằng mọi
cách phải báo ngay cho người thân và
những người xung quanh biết.
2 THỰC HÀNH
a. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Sử dụng điện thoại, máy tính bảng trong khi sạc là không an toàn.
Có thể dùng bật lửa, quẹt diêm khi không có cha mẹ ở nhà.
Khi đang sử dụng máy lạnh hay quạt máy mà bị mất điện, không cần thiết
phải tắt các thiết bị đó.
Khi ngửi thấy mùi khét, mùi ga trong nhà, lập tức báo với cha mẹ hoặc
người thân.
Ổ điện có nhiều lỗ cắm điện, tuy nhiên không nên cắm hết tất cả các
thiết bị vào lỗ điện cùng một lúc.
CHÁY!!!
18
a. Lập một bảng liệt kê các cách phòng cháy trong gia đình em để
mọi người cùng thực hiện.
b. Mạnh dạn nhắc nhở những người xung quanh phải luôn cảnh giác,
cẩn thận trong việc phòng tránh cháy nổ ở nhà, ở khu xóm và nơi
công cộng.
3 VẬN DỤNG
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Luôn cảnh giác, phòng tránh cháy nổ ở nhà và ở trường.
Không cần thiết cảnh giác, phòng tránh cháy nổ trong gia đình, vì
đã có cha mẹ và người thân.
Các thiết bị trong trường nếu hư hỏng đều có người sửa chữa,
nên không cần báo với thầy cô.
Thỉnh thoảng kiểm tra các thiết bị trong gia đình xem có bị hư hỏng
gì không.
b. Em đánh dấu vào ô trống có những lựa chọn đúng:
19
4 MỞ RỘNG
Đọc thật kĩ một số quy định về phòng cháy đối với nhà ở và khu dân cư:
Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm
an toàn:
Các chất dễ cháy nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt;
Chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.
Thôn, ấp, bản, tổ dân phố phải có các quy định, nội quy về phòng cháy
và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy nổ:
Có giải pháp ngăn cháy;
Có phương án, lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
Có đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy.
20
Để phòng cháy và chữa cháy ở nhà, em cần ghi nhớ những điều gì?
Không nghịch những đồ vật nguy hiểm, dễ gây cháy như quẹt diêm, quẹt
ga, pháo hoa,...
Đồ đạc chồng chất quá nhiều hoặc quá gần những vật dễ gây cháy rất
dễ dẫn đến hoả hoạn. Vì vậy, thường xuyên nhắc nhở và giúp đỡ ba mẹ
dọn dẹp đồ đạc trong nhà gọn gàng.
Nhắc nhở người lớn sau khi hút thuốc phải dập tắt hoàn toàn đầu thuốc
bằng cách cho vào đồ đựng có chứa nước.
PHỤ LỤC
KIẾN THỨC AN TOÀN
PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY Ở NHÀ,
Ở TRƯỜNG VÀ NƠI CÔNG CỘNG
PHỤ LỤC
KIẾN THỨC AN TOÀN
CHÁY VÀ CHỮA CHÁY Ở NHÀ,
Ở TRƯỜNG VÀ NƠI CÔNG CỘNG
1 PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY Ở NHÀ
Bạn Bình đang ủi quần áo thì có các bạn đến rủ đi chơi đá bóng. Bình lập
tức đi ngay mà quên mất chưa ngắt điện bàn ủi. Việc đó có thể dẫn đến
hậu quả gì?
21
2 PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY Ở TRƯỜNG
Nhắc nhở người thân không dùng cùng lúc nhiều thiết bị điện có công suất lớn.
Thiết bị điện sau khi dùng xong phải rút điện ra, nhất là các thiết bị không
có chức năng tự ngắt điện như máy sấy tóc, bàn ủi, nồi lẩu điện,…
Đặc biệt, trong trường hợp bị mất điện khi đang sử dụng, cần rút các thiết bị
ra khỏi nguồn điện.
Khi ngửi thấy mùi khét hoặc mùi ga, lập tức khoá bình ga, ngắt các nguồn
điện, mở cửa cho thông thoáng. Nên nhớ, không được mở đèn, quạt,
không nghe, gọi điện thoại lúc này để tránh dẫn đến cháy nổ.
Tốt nhất nên chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ dập lửa trong gia đình, cùng
người lớn tìm hiểu cách sử dụng các thiết bị đó để có thể ứng phó khi
cần thiết.
Hành động của hai bạn nam trong tranh có thể dẫn đến hậu quả gì?
22
Không đem các vật dụng nguy hiểm như quẹt diêm, quẹt ga, pháo hoa,
đèn cầy,... vào trong khuôn viên trường học.
Không đốt giấy, đốt rác,... vì các việc này có thể dẫn đến cháy, thải ra khí
độc, gây ô nhiễm môi trường.
Khi thực hành thí nghiệm có liên quan đến cháy, tuyệt đối chấp hành quy
định theo hướng dẫn của giáo viên. Xử lý triệt để tất cả dụng cụ sau khi
sử dụng xong.
Không sử dụng các thiết bị điện đã hư hỏng.
Tắt tất cả đèn, quạt, máy lạnh,... khi không sử dụng.
Em cần làm gì để phòng cháy và chữa cháy ở trường?
3 PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY Ở NƠI CÔNG CỘNG
Không ném những vật dụng dễ gây cháy như quẹt diêm, bật lửa, thuốc
lá mới hút hoặc xăng dầu, cồn rượu ở nơi công cộng.
Không tự ý sử dụng các thiết bị điện ở nơi công cộng, trên xe buýt, tàu,
thuyền, máy bay,…
23
4 PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY Ở TRONG RỪNG
Không đem những vật dụng gây cháy như quẹt diêm, bật lửa,... vào rừng.
Nhắc nhở người lớn không hút thuốc trong rừng hoặc những nơi nhiều
cây cối.
Khi đi du lịch trong rừng, không tự ý tổ chức các hoạt động như: đốt giấy,
đốt lửa trại,…
Không tự ý đốt lửa trại khi không có người lớn
24